Có một nghịch lý mà gần như bất kỳ ai bắt đầu sự nghiệp coaching, đào tạo, xây dựng thương hiệu cá nhân đều gặp phải:
Họ rất muốn sống với giấc mơ chia sẻ – nhưng không dứt khoát để thực sự sống vì nó.
Họ có một công việc ổn định – không tệ, đủ sống, có lương, có thu nhập, có vị trí. Nhưng cũng chính sự ổn định đó lại khiến họ do dự, không toàn tâm, và dở dang với con đường mới.
Và nghề chia sẻ – một nghề cần sự tận hiến – lại không thể phát triển chỉ bằng “thử xem sao” hay là “làm hời hợt”.
Rào Cản Lớn Nhất Không Phải Thiếu Tài Năng – Mà Là Sự Do Dự
Bạn có thể rất giỏi chuyên môn. Có thể có đam mê, câu chuyện, trải nghiệm muốn lan tỏa hoặc thậm chí bạn không có gì hết ngoài nhiệt huyết chia sẻ và sẵn sàng học hỏi
Nhưng nếu bạn vẫn còn phân tâm giữa hai thế giới – vừa muốn làm nghề chia sẻ, vừa muốn giữ công việc cũ để “an toàn” – thì hầu hết mọi nỗ lực sẽ chỉ dừng lại ở mức… tạm được.
Sự do dự khiến bạn không ra được sản phẩm đầu tay.
Sự không dứt khoát khiến bạn không đầu tư nghiêm túc vào học tập, marketing, và hệ thống.
Và rồi thời gian trôi qua, bạn nhìn lại và tự trách:
“Mình đã biết ước mơ của mình, nhưng sao lại để nó chết dần một cách âm thầm như vậy?”
Cái Giá Của Sự Không Toàn Tâm
Hãy tưởng tượng:
Bạn tiếp tục làm công việc cũ, dành phần lớn thời gian cho nó.
Bạn dành vài giờ cuối tuần cho công việc chia sẻ, cố gắng tạo một chút nội dung, tham gia một vài khóa học online, thử quay video…
Sau 3 năm, điều gì xảy ra?
→ Công việc cũ vẫn vậy. Có thể bạn được tăng lương một chút. Có thể bạn đổi sếp, đổi phòng ban. Nhưng bạn vẫn là bạn của 3 năm trước, chỉ lớn tuổi hơn.
→ Công việc chia sẻ thì vẫn… dang dở. Bạn chưa có sản phẩm nào ra mắt trọn vẹn, chưa có hệ thống bán hàng, chưa có lượng khách ổn định.
Và bạn bắt đầu tự hỏi:
“Liệu mình có thực sự phù hợp với nghề chia sẻ không?”
Nhưng sự thật là không phải bạn không phù hợp – mà là bạn chưa từng nghiêm túc toàn tâm để biết mình có thể đi xa tới đâu.
Rủi Ro Lớn Nhất: “Nhỡ Không Thành Công Thì Sao?”
Đây là câu hỏi khiến nhiều người đứng mãi ở vạch xuất phát.
Họ lo sợ rằng nếu rời bỏ công việc cũ, dốc hết sức vào công việc chia sẻ mà không thành công, họ sẽ mất tất cả – vừa không còn nghề cũ, vừa chưa ổn định được nghề mới.
Đó là một nỗi sợ có thật. Và bạn có quyền tính toán rủi ro.
Nhưng hãy nhìn theo một cách khác:
Chi phí cơ hội khi bạn không dấn thân là gì?
Nếu bạn thực sự nghiêm túc bước vào nghề chia sẻ – dù từ số 0 – trong vòng 2–3 năm, bạn hoàn toàn có thể xây dựng:
Một thương hiệu cá nhân vững chắc
Một hệ sinh thái sản phẩm online/offline
Một cộng đồng riêng
Một nguồn thu nhập không giới hạn theo thời gian
Và quan trọng nhất:
Một cuộc sống được xây dựng từ ý nghĩa và tự do, chứ không phải từ thói quen và lặp lại.
Câu Chuyện Cá Nhân: Dám Bỏ, Dám Bận

Tôi và bà xã từng ở trong hoàn cảnh đó. Chúng tôi có công ty nội thất – phát triển ổn định, thu nhập đều đặn. Đó là kết quả của nhiều năm gây dựng.
Nhưng trong lòng, nghề chia sẻ mới là điều chúng tôi muốn sống. Và một ngày, chúng tôi quyết định dừng công việc cũ – không phải vì nó không tốt, mà vì nó không phải là điều chúng tôi thực sự khao khát.
Chúng tôi học lại từ đầu, học chuyên môn chia sẻ, học sale, học marketing, học cách dạy, cách lắng nghe, cách bán hàng giá trị cao…
Và quan trọng nhất: chúng tôi trở nên bận bịu với công việc chia sẻ.
Không phải bận vì áp lực – mà là bận vì đang sống đúng hướng.
Bạn biết không?
Nếu bạn không bận với công việc mới, bạn sẽ lại bận với công việc cũ.
Và nếu công việc cũ không giúp bạn sống như bạn mơ, thì mỗi ngày bận rộn với nó là một ngày mài mòn giấc mơ.
“Bận Bịu” – Dấu Hiệu Của Người Sẽ Thành Công
Nghề chia sẻ – nghề của người giúp người – là một nghề được phép bận bịu.
Bạn sẽ:
Bận học: vì bạn không thể dạy người khác điều bạn không giỏi
Bận sáng tạo nội dung: viết, quay, chia sẻ để xây dựng uy tín
Bận chăm sóc khách hàng, cải tiến sản phẩm, tìm cách làm tốt hơn
Nhưng cái bận đó là cái bận làm bạn lớn lên mỗi ngày.
Bạn không còn cảm giác “mắc kẹt” – bạn thấy mình đang tiến về phía điều ý nghĩa hơn.
Ngược lại, nếu bạn vẫn dành phần lớn thời gian cho công việc cũ – chỉ vì nó quen thuộc, an toàn, “ổn” – thì cái bận đó không khiến bạn tự hào.
Nó khiến bạn… hụt hơi với chính ước mơ của mình.
Vậy, Có Nên Bỏ Việc Cũ Không?
Tôi không khuyên bạn nghỉ việc ngay. Tôi càng không khuyến khích bạn “đu trend từ bỏ” nếu bạn chưa chuẩn bị tâm thế, vì tôi không muốn trở thành người gánh trách nhiệm và bị bạn đổ lỗi khi bạn không vượt qua được thất bại
Nhưng tôi muốn bạn nhìn rõ một điều:
Không ai thành công với nghề chia sẻ mà chỉ làm “cho có”.
Họ thành công khi họ thật sự bận bịu với nó – cả trong tâm trí, thời gian và năng lượng.
Kế Hoạch Hoàn Hảo Dành Cho Người Đang Có Công Việc Ổn Định
Đây là kế hoạch hoàn hảo và đơn giản nhất trên đời này: trở nên bận bịu với công việc mới.
Lời Kết
Không ai thành công trong nghề chia sẻ nếu cứ đứng giữa hai con đường.
Giấc mơ không thể lớn lên từ sự do dự.
Nếu bạn thật sự muốn xây dựng một sự nghiệp chia sẻ – hãy bắt đầu bằng một điều đơn giản:
Trở nên bận bịu với nó.
Vì bạn sẽ không thể bay cao nếu vẫn giữ một chân dưới mặt đất.