Khi chúng tôi đón đứa con đầu lòng chào đời, tôi cứ nghĩ rằng mình đã sẵn sàng cho vai trò làm cha. Nhưng không, niềm hạnh phúc ấy đi kèm với sự bối rối khổng lồ. Hàng loạt câu hỏi xuất hiện, dồn dập:
Có nên cho con uống sữa công thức? Có nên trữ sữa mẹ không? Có nên tiêm phòng hay để con tự nhiên? Có nên quấn kén hay để con tự do?
Rồi khi con lớn thêm: Có nên dạy con tự lập từ nhỏ? Có nên rèn thói quen tự giác? Có nên cho con đi nhà trẻ sớm? Có nên cho con xem tivi, chơi điện tử không? Có nên cho con học năng khiếu? Có nên bồi dưỡng từ bé một môn thể thao hay âm nhạc để sau này con có “lợi thế” hơn bạn bè? Cho con học cái gì từ sớm để sau này có thể thành doanh nhân ?
Hàng loạt câu hỏi, lớn có, nhỏ có, chất đầy trong đầu. Điều khiến tôi áp lực nhất không phải là thiếu câu trả lời — mà là có quá nhiều câu trả lời, từ quá nhiều nguồn khác nhau. Mỗi người một kiểu, mỗi phương pháp một lý thuyết. Tôi thì không có nhiều thời gian để ngồi phân tích vì em bé đã đến rồi, bạn ấy đang từng ngày lớn lên trước mắt mình.
Điều thôi thúc tôi đi tìm hiểu sâu hơn chính là trực giác: có điều gì đó không ổn với cách mà số đông đang làm. Có một sự gấp gáp, một nỗi sợ vô hình khiến nhiều cha mẹ cuống cuồng tìm cách “ép” con phát triển, thay vì để con được lớn lên một cách tự nhiên, trong sự hiểu biết và yêu thương.
Tuy nhiên, dù mang trong lòng nhiều trăn trở, khi ấy tôi vẫn chưa nghĩ mình sẽ làm công việc giáo dục cha mẹ — cho đến một dịp tình cờ.
Hôm đó, tôi đi công tác, làm giảng viên đào tạo về coaching và mentoring cho doanh nghiệp. Trên đường ra sân bay, tôi thấy một gia đình có cậu bé chừng 5-6 tuổi. Cậu bé khóc lóc đòi mua những món đồ chơi nhựa. Người mẹ — vốn là người có cá tính mạnh mẽ, vậy mà khi đối diện với con, lại tỏ ra rất dịu dàng, nhẹ nhàng năn nỉ: “Con đừng đòi nữa, về nhà mẹ mua cho nhé.” Nhưng cậu bé vẫn khóc. Cô ấy cũng thử rất nhiều chiến thuật "đàm phán" nhưng không làm cho con trai dừng khóc được
Trong khi đó, người cha đứng cạnh, khuôn mặt nghiêm nghị, quát lên: “Nín ! Không có mua gì hết!”
Cảnh ấy khiến tôi bỗng nghĩ: cả hai vợ chồng đều rất yêu con, nhưng họ không biết cách nào để “dẫn dắt” con trong tình huống ấy. Họ đang phản ứng bản năng, chứ không thực sự đồng hành cùng con.
Lúc ấy, tôi chợt nảy ra một ý nghĩ: “Tại sao mình không giúp các cha mẹ biết cách coaching và mentoring cho chính con của họ? Những tình huống như thế này chính là cơ hội tuyệt vời để giúp trẻ học cách điều chỉnh cảm xúc, hiểu về nhu cầu của bản thân, và trưởng thành hơn — nếu cha mẹ biết cách.”
Nghĩ là làm. Tôi bắt đầu chia sẻ với những người bạn có con nhỏ, tổ chức những buổi nói chuyện nhỏ về sự kết hợp giữa coaching — mentoring — nền tảng chuyển hóa. Những gì tôi chứng kiến khiến tôi vô cùng bất ngờ:
Sau khi thực hành, họ đã thay đổi được cách giao tiếp với con, từ đó con họ cũng thay đổi: biết lắng nghe hơn, biết tự giác hơn, vui vẻ hơn, có khả năng tự điều chỉnh cảm xúc tốt hơn.
Dần dần, tôi nhận ra: đây chính là sứ mệnh của mình — giúp cha mẹ thay đổi nhận thức, thay đổi cách đồng hành, để con cái họ không bị “đánh rơi” vùng thiên tài bẩm sinh chỉ vì cha mẹ chưa hiểu đúng.
Từ đó đến nay, tôi đã dành toàn bộ sự tập trung cho việc giáo dục cha mẹ. Những câu hỏi ngày nào tôi băn khoăn khi mới làm cha, từng câu, từng câu đã dần được giải mã một cách nghiêm túc, không phải từ sách vở lý thuyết, mà từ trải nghiệm thực tế, từ việc đồng hành với chính con mình và những cha mẹ khác.
Trong quá trình ấy, tôi cũng nhận thấy: có quá nhiều phương pháp dạy con, phương pháp nào nghe cũng rất “hay”, rất “khoa học”. Nhưng khi tìm hiểu kỹ, tôi thấy các phương pháp sinh ra từ những bối cảnh rất khác — có thể từ xã hội phát triển như Nhật Bản hoặc phương Tây, nơi cha mẹ ít có thời gian cho con, nên phải dạy con tự lập sớm; hoặc từ nghiên cứu của những nhà giáo dục thuần túy lý thuyết, thiếu trải nghiệm gắn bó với con cái trong đời sống thực.
Nếu cha mẹ Việt cứ thế “sao chép” máy móc những phương pháp ấy, chính con cái họ sẽ trở thành chuột bạch.
Sai lầm ấy sẽ phải trả giá bằng cả một thế hệ.
Chính điều này thôi thúc tôi lên tiếng — để giúp các cha mẹ có cái nhìn đúng đắn hơn về việc nuôi dưỡng thiên tài của con mình. Để mỗi đứa trẻ được lớn lên trong sự tự do, trong một môi trường thật sự nuôi dưỡng — chứ không phải trong sự kiểm soát hoặc kỳ vọng áp đặt.
Với tôi, một đứa trẻ được phát triển đúng thiên tài, sẽ không cần bị ép phải học giỏi, không cần thưởng phạt, không cần chạy theo thành tích — bởi chính đứa trẻ ấy sẽ chủ động khám phá thế giới, sẽ có động lực học tập từ bên trong, sẽ là phiên bản tốt đẹp nhất của chính mình.
Và hơn hết, khi cha mẹ chuyển hóa chính mình — từ một người “dạy con” thành một môi trường nuôi dưỡng con, đó là món quà lớn nhất mà họ có thể dành cho con và cho chính gia đình của họ
Tìm hiểu thêm về triết lý “Chuyển Hóa để Nuôi Dưỡng Thiên Tài”
Tôi không muốn dạy cha mẹ những công thức cứng nhắc.
Đúng hơn là tôi không muốn dạy mặc dù tôi xuất thân sư phạm. Điều tôi nhận ra là “không ai thích bị dạy“, kể cả tôi cũng thế, và điều tuyệt vời hơn chính là “được tự khám phá”, nó đúng ngay cả trong việc dạy con
Tôi muốn đồng hành để giúp cha mẹ thay đổi cách nhìn về con cái — và thay đổi chính mình. Các bạn nhỏ cũng rất thích và hạnh phúc khi cha mẹ đồng hành cùng thay vì dạy dỗ
Giúp cha mẹ hiểu rằng: mỗi đứa trẻ có một vùng thiên tài bẩm sinh. Công việc của cha mẹ không phải là “nhồi nhét” hay “ép cho con giỏi”, mà là trở thành môi trường nuôi dưỡng để vùng thiên tài ấy được nở rộ.
Tôi mang đến cho bạn cách tiếp cận:
Thay vào đó là:
✅ Thấu hiểu con — qua các loại hình trí thông minh
✅ Tạo môi trường an toàn về cảm xúc
✅ Nuôi dưỡng tự do nội tâm cho cả cha mẹ lẫn con
✅ Đồng hành cùng con từ bên trong — bằng tình yêu, sự hiện diện và sự chuyển hóa của chính cha mẹ
Bắt đầu từ sự thay đổi của chính bạn — và con bạn sẽ tự nhiên thay đổi theo.
Hành trình Nuôi Dưỡng Thiên Tài không dành cho tất cả mọi người. Tôi không chia sẻ “mẹo hay để con nghe lời”, cũng không dạy “bí quyết để con giỏi toàn diện”, càng không hứa hẹn giúp con đạt thành tích xuất sắc trong thời gian ngắn.
Tôi đồng hành cùng:
✅ Những cha mẹ mong muốn hiểu sâu về con mình — hơn là ép con theo một hình mẫu nào đó.
✅ Những cha mẹ sẵn sàng thay đổi chính mình để trở thành môi trường nuôi dưỡng tốt nhất cho con.
✅ Những cha mẹ tin rằng: hạnh phúc quan trọng hơn thành tích.
✅ Những cha mẹ không muốn con bị “chuẩn hóa” bởi các phương pháp dạy con rập khuôn.
✅ Những cha mẹ hiểu rằng sự phát triển tự nhiên và tự do là nền tảng để con tỏa sáng suốt đời.
Nếu bạn thấy mình trong những điều đó — tôi rất mong được đồng hành cùng bạn trên hành trình ý nghĩa này.
Không chạy theo kỹ thuật, không áp dụng khuôn mẫu – tôi giúp cha mẹ hiểu con từ gốc rễ, để mỗi đứa trẻ được sống đúng với vùng thiên tài của mình. Dưới đây là 5 điểm khác biệt làm nên chiều sâu và hiệu quả thực sự:
“Cha mẹ không dạy con giỏi – cha mẹ sống đúng là con tự trưởng thành.”
Đa phần các phương pháp khác tập trung vào công cụ, kỹ thuật ứng xử, kỷ luật, kiểm soát hành vi.
Tôi thì giúp cha mẹ thay đổi từ gốc rễ tư duy, để chuyển hóa chính mình trước, từ đó trở thành môi trường sống lành mạnh cho con phát triển tự do.
“Hành vi chỉ là phần nổi – hiểu con cần chạm tới tầng nhận thức và trí thông minh phía sau hành vi đó.”
Nhiều phương pháp cổ vũ cha mẹ huấn luyện con để “giỏi đều” – học thật nhiều kỹ năng.
Tôi giúp cha mẹ nhận ra tài năng bẩm sinh riêng biệt của con và nuôi dưỡng điều đó sâu sắc.
“Mỗi đứa trẻ sinh ra đã là một hạt giống thiên tài – vấn đề là cha mẹ có tưới đúng nước hay không.”
Nhiều phương pháp tập trung sửa hành vi (bướng, lì, không nghe lời).
Tôi đi ngược lại: phân tích nguồn gốc hành vi từ trải nghiệm tuổi thơ, môi trường phát triển trí thông minh, và vùng tiềm thức sâu.
“Trẻ không cần động lực từ bên ngoài nếu được sống trong môi trường khơi gợi bên trong.”
Phần lớn cha mẹ đang “gắn điều kiện” để điều khiển hành vi: khen – phạt – dọa nạt – mua chuộc.
Tôi giúp cha mẹ phản hồi có chất lượng, giúp con phát triển lòng tự trọng, tự điều chỉnh mà không cần người lớn can thiệp.
“Khi con được là chính mình, thành công sẽ là hệ quả tự nhiên – chứ không phải mục tiêu bị áp đặt.”
Xã hội và nhiều mô hình giáo dục tạo ra áp lực: phải thành công, phải giỏi, phải hơn người.
Tôi truyền cảm hứng cho cha mẹ tạo không gian tự do, an toàn, được tôn trọng để con được là chính mình – và từ đó phát triển rực rỡ.
Dưới đây là một số tài liệu mà tôi đã biên soạn, để giúp bạn có thể bắt đầu tìm hiểu và đồng hành cùng con theo cách phù hợp nhất
Bạn có thể chọn bất kỳ tài liệu nào mà bạn quan tâm, hoặc bắt đầu với tài liệu phù hợp nhất với hoàn cảnh hiện tại của mình
Những kiến thức này hoàn toàn miễn phí và có thể giúp bạn có thêm những gợi ý, những góc nhìn mới trong hành trình làm cha mẹ
Hãy điền email của bạn để nhận tài liệu, tôi cũng sẽ chia sẻ qua email nhiều bài học về làm cha mẹ
Nếu bạn đang đi tìm phương pháp dạy con nhưng bối rối giữa hàng loạt các phương pháp và các trường phái, cuốn ebook này là dành cho bạn
* CẦN PHẢI ĐIỀN
Phiên bản tiếng anh của sách đang được bán trên Amazon Kindle, tuy nhiên đối với những cha mẹ ưu tiên việc đồng hành và phát triển tương lai cho con thông qua con đường chuyển hóa, bạn sẽ được đọc miễn phí phiên bản tiếng Việt
Điền thông tin vào biểu mẫu để nhận sách qua email
* CẦN PHẢI ĐIỀN
Điền thông tin tham gia nhóm Facebook và Zalo để cùng nhau học tập và chia sẻ kiến thức đồng hành cùng con
* CẦN PHẢI ĐIỀN
Đăng ký vào danh sách chờ để nhận thông tin tham gia vào các sự kiện chia sẻ trực tiếp, online qua Zoom
☐ Nhận diện và chuyển hóa cảm xúc cá nhân khi nuôi dạy con
☐ Điều hướng suy nghĩ thông qua thay đổi góc nhìn
☐ Đặt câu hỏi khơi gợi và nghệ thuật khen ngợi nuôi dưỡng
☐ Chữa lành tổn thương thời thơ ấu để trở thành cha mẹ an lành
☐ Quản lý tài chính gia đình một cách thông minh
☐ Dạy con quản lý tài chính cá nhân từ nhỏ
☐ Các loại hình trí thông minh: nhận diện và nuôi dưỡng đúng cách
☐ Quan sát – phát hiện – tạo điều kiện cho vùng thiên tài phát triển
☐ Nuôi dưỡng con tự lập thông qua chơi sâu và trải nghiệm
☐ Chăm sóc sức khỏe cho cả gia đình không dùng thuốc
☐ Hành trình sống thuận tự nhiên cùng con
☐ Mentoring: giúp con hòa nhập cuộc sống hàng ngày
☐ Coaching: đặt câu hỏi khơi mở giúp con tự tìm hướng đi
☐ Xây dựng tổ ấm trước khi thụ thai – chăm sóc cảm xúc vợ chồng
☐ Chăm sóc và nuôi dưỡng thai kỳ tích cực
☐ Sinh nở tự nhiên – chào đón con trong an lành
☐ Chăm sóc em bé sau sinh – kết nối từ những phút đầu đời
☐ Khởi nghiệp kinh doanh từ trải nghiệm làm cha mẹ
☐ Giúp đỡ người khác qua chia sẻ hành trình nuôi dạy con
* CẦN PHẢI ĐIỀN
Các khóa học online được thiết kế để giúp bạn hiểu sâu hơn, từng bước nuôi dưỡng vùng thiên tài của con — theo cách phù hợp nhất với gia đình bạn.
Bạn có thể bắt đầu từ bất kỳ khóa học nào phù hợp với hành trình hiện tại
Hãy lắng nghe câu chuyện của những cha mẹ đã tham gia các lớp học, cảm nhận nguồn năng lượng tích cực từ họ — và biết đâu, bạn cũng sẽ là một trong những cha mẹ chuyển hóa tiếp theo viết lên câu chuyện của chính mình
Hoàng Thảo là mẹ của một cô con gái gần 2 tuổi — bé Mía.
Mía là một cô bé rất cá tính, yêu thương mẹ vô cùng — nhưng cũng khiến mẹ Thảo nhiều phen loay hoay.
Trong mắt mẹ, Mía là một em bé “khó chiều”.
Con thường xuyên không hợp tác, không nghe lời. Mỗi lần mẹ đề nghị đi tắm, Mía tỏ rõ thái độ không vui. Chuyện đi vệ sinh thì con vẫn chưa tự lập được, thường xuyên có những cảm xúc bất thường, hay nũng nịu bất chợt.
Có những hôm, Mía bỗng ôm chặt mẹ, hỏi:
“Mẹ ơi, mẹ cũng yêu con nhỉ?”
Những khoảnh khắc như thế, thay vì khiến mẹ cảm thấy hạnh phúc, lại làm cho Thảo thêm bất an, không hiểu điều gì đang thực sự diễn ra bên trong con.
Dù đã từng học nhiều khóa dạy con từ nhiều chuyên gia khác nhau, Hoàng Thảo vẫn có cảm giác mình chưa thực sự chạm được vào trái tim con. Càng học, càng rối — vì những gì học được dường như chưa giúp Thảo nhìn ra cách phù hợp nhất cho con mình.
Rồi Thảo quyết định tham gia các chương trình Cha mẹ khai phóng và Cha mẹ đột phá.
Ngay từ những buổi học đầu tiên, cô ấy đã ghi chép cẩn thận từng lời giảng — đến mức không sót một câu nào.
Không chỉ học lý thuyết, Thảo còn kiên trì thực hành từng ngày, dù cho việc tiếp cận những tư duy mới ban đầu không hề dễ.
Chỉ sau khoảng 1 tháng, những thay đổi bắt đầu hiện rõ.
Giao tiếp giữa mẹ và Mía trở nên nhẹ nhàng và gắn kết hơn.
Mía không còn phản kháng trước những lời “đề nghị” của mẹ, không còn làm nũng quá mức, cũng không còn thái độ chống đối khi được mẹ hướng dẫn.
Cô bé vui vẻ và hạnh phúc hơn rất nhiều.
Điều tuyệt vời là: sự thay đổi đó không chỉ thấy ở hành vi — mà còn ánh lên từ trong ánh mắt, nụ cười của Mía. Một sự an yên toát ra rất tự nhiên.
Một món quà bất ngờ khác mà Thảo đón nhận — chính là sự chuyển hóa của người chồng.
Anh Đạt, vốn luôn yêu thương gia đình, giờ cũng dần “bứt phá”, dám thay đổi trong công việc và cuộc sống.
Sự chuyển mình từ bên trong của Thảo không chỉ giúp cô chạm vào trái tim con gái — mà còn lan tỏa đến người bạn đời của mình, làm cho gia đình nhỏ của cô trở nên hạnh phúc, mạnh mẽ hơn mỗi ngày.
Khi đến với lớp học của tôi, Kim Vy là mẹ của hai cậu con trai — bé lớn 3 tuổi, bé nhỏ mới 3 tháng.
Cô đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc nuôi dạy bé lớn.
Vì chưa có nhận thức đúng trong việc nuôi dạy con, dạy con một cách bản năng, nên dần dần, con hình thành nhiều thói quen khiến mẹ Vy không khỏi lo lắng:
Xem tivi quá nhiều
Không tập trung khi ăn uống
Bày bừa đồ chơi khắp nhà
Không chịu đi tắm
Ngủ dậy muộn
Và đặc biệt là… rất không thích đi học
Những vấn đề này không chỉ khiến không khí gia đình trở nên căng thẳng mà còn là một rào cản trong chính cuộc sống và sự nghiệp của Vy.
Cô vốn là một nhân viên trong một công ty đào tạo về phát triển bản thân. Là một người cầu tiến, Vy luôn mang trong mình mong ước được cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, giúp người khác có cuộc sống tốt đẹp hơn.
Thế nhưng khi gặp khó khăn trong chính việc nuôi dạy con, cô cảm thấy như có một nghịch lý ngăn trở mình.
Với mong muốn không chỉ giải quyết vấn đề trước mắt mà còn thay đổi từ gốc rễ, Vy đã quyết định tham gia hai khóa học: Cha mẹ khai phóng và Cha mẹ đột phá.
Cô học cách chuyển hóa bản thân trước — bởi hiểu rằng chỉ khi mình thay đổi, con mới có thể thay đổi.
Cô nghiêm túc học kỹ năng coaching và mentoring để biết cách đồng hành cùng con.
Những ngày đầu, khi cố gắng kết nối lại với con trai, điều cô nhận được chỉ là… sự im lặng.
Nhưng Vy không bỏ cuộc.
Cô tiếp tục kiên trì, học hỏi, thực hành từng chút một.
Đến những buổi cuối của khóa học, một điều tuyệt vời đã xảy ra.
Con trai đã bắt đầu có những phản hồi tích cực: chủ động hơn trong việc vệ sinh và chăm sóc bản thân, chịu hợp tác trong các hoạt động cùng mẹ, hứng thú tham gia những trò chơi mang tính giáo dục.
Và điều khiến Vy cảm động nhất chính là nụ cười rạng rỡ của con trai — ánh lên niềm vui và sự an yên mà trước đó cô ít khi được thấy.
Không dừng lại ở bé lớn, sự chuyển hóa bên trong của Vy còn lan tỏa đến cậu con trai thứ hai.
Bé nhỏ ngày càng lớn lên với ánh mắt hồn nhiên, nụ cười trong trẻo — như một minh chứng sống động cho nguồn năng lượng tích cực mà người mẹ đang từng ngày gieo trồng trong tổ ấm của mình.
Giờ đây, Kim Vy không chỉ cảm thấy tự tin hơn khi đồng hành cùng các con, mà còn sẵn sàng bước vào một hành trình mới: chia sẻ những trải nghiệm về nuôi dạy con với nhiều phụ huynh khác.
Dù biết rằng con đường phía trước còn nhiều thử thách, nhưng với nền tảng vững chắc từ bên trong, cô hiểu rằng mỗi bước đi của mình hôm nay sẽ tiếp tục nuôi dưỡng sự trưởng thành hạnh phúc cho các con — và cho chính cô nữa.
👉 Hoàn toàn có thể. Bạn chỉ cần mang theo trái tim của một người cha, người mẹ, sự cởi mở và sẵn sàng lắng nghe
👉 Rất phù hợp. Đây là giai đoạn vàng để tạo nền tảng nhân cách, trí thông minh và vùng thiên tài của con.
👉 Càng nên học. Nhiều phụ huynh có con tuổi teen đã áp dụng thành công, tạo ra sự chuyển hóa bất ngờ trong mối quan hệ với con.
👉 Không tốn quá nhiều thời gian. Các bài học được thiết kế ngắn gọn, dễ áp dụng ngay trong đời sống hàng ngày. Điều quan trọng nhất là sự thay đổi tư duy của cha mẹ — chứ không phải số lượng bài học.
👉 Vì sách không giúp bạn chuyển hóa chính mình. Chỉ khi bạn thay đổi nhận thức sâu sắc và thực hành thực tế, con bạn mới thật sự thay đổi.